Khái niệm văn phòng cho thuê đang trở nên ngày càng phổ biến. Các yếu tố quan trọng tác động đến lĩnh vực này bao gồm vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, giá thuê hợp lý, không gian làm việc thoải mái và tiện nghi, dịch vụ chăm sóc chất lượng, và tính linh hoạt trong hợp đồng thuê. Đối với những doanh nghiệp nổi bật, việc chọn một văn phòng cho thuê lý tưởng trở thành một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Sau thời gian chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều thành phố tại Đông Nam Á đang chứng kiến một lướng lớn lao động quay trở lại làm việc tại các văn phòng.
Ngay cả khi các nền kinh tế trong khu vực mở cửa trở lại, vẫn có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên, qua đó tác động trực tiếp tới lĩnh vực bất động sản cho thuê văn phòng.
Theo JLL, trong khi các thành phố ở Trung Quốc chứng kiến tỷ lệ người dân quay trở lại văn phòng làm việc tăng thì Đông Nam Á lại chứng kiến điều ngược lại. Yếu tố chính tác động tới tâm lý người lao động chắc chắn là đại dịch Covid-19. Khi số lượng ca nhiễm bệnh tăng cao, tỷ lệ quay trở lại văn phòng làm việc của người lao động sẽ giảm xuống. Một ví dụ tiêu biểu là Hong Kong, khi nước này đối mặt với làn sóng bùng dịch thứ 4 đầu năm nay, tỷ lệ người lao động muốn quay trở lại làm việc tại văn phòng giảm mạnh. Một số đợt bùng dịch gần đây, kết hợp với các lệnh giãn cách xã hội khiến tỷ lệ này đồng loạt giảm ở một số nước như Úc, Việt Nam và Singapore.
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tâm lý người lao động là tính nghiêm ngặt trong các chính sách phòng chống dịch ở các quốc gia. Trong đại dịch, một số quốc gia như Trung Quốc, New Zealand, Đài Loan và Việt Nam đã cố gắng duy trì bằng hai cách, một là thực hiện tất cả tại chỗ, hai là đóng cửa toàn bộ. Trong khi đó, một chính sách kiểm tra hàng loạt tại Hàn Quốc giúp nước này vẫn duy trì được lượng văn phòng cho thuê ổn định. Một quốc gia khác ở Đông Nam Á áp dụng nghiêm ngặt quy định chỉ sử dụng tối đa 50% - 75% diện tích văn phòng, có nghĩa là tỷ lệ người lao động quay trở lại sẽ vẫn ở mức thấp.
Một điểm đáng chú ý là tỷ lệ này thường cao hơn ở các tập đoàn trong nước thay vì các tập đoàn đa quốc gia. Điều này là do văn hóa doanh nghiệp trong nước đã ăn sâu vào tâm trí người lao động, trong khi các chính sách về nơi làm việc đối với các tập đoàn đa quốc gia thường được xác định tại trụ sở chính ở những nơi khác nằm ngoài khu vực.
Việc một số công ty vẫn áp dụng chính sách cho nhân viên làm việc tại nhà đã khiến ngành bất động sản cho thuê văn phòng gặp một số biến động. Đặc biệt, trong ngắn hạn, vẫn có những rủi ro về việc nhân viên ồ ạt quay lại văn phòng sẽ làm gia tăng tỷ lệ lây nhiễm Covid-19, nên các công ty nhiều khả năng sẽ vẫn duy trì chính sách cũ.
Dù vậy, chính phủ các nước trong khu vực đang đẩy mạnh các chiến lược sống chung với đại dịch nhằm nỗ lực đưa cuộc sống trở lại bình thường ở một mức độ nào đó cũng như thúc đẩy đà phục hồi kinh tế.
Trong dài hạn, nhu cầu về không gian văn phòng ở châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng nhiều khả năng phục hồi, đặc biệt nếu xét trên yếu tố rằng văn phòng vẫn là nơi lưu giữ bản sắc doanh nghiệp, giúp nhân viên có thể tương tác với nhau.
Ở một số thành phố lớn trong khu vực như Hong Kong hay Tokyo, diện tích nhà ở ngày càng giảm xuống, qua đó thúc đẩy nhân viên quay trở lại văn phòng làm việc, nơi có không gian thoáng đãng hơn. Cuối cùng, văn phòng làm việc vẫn là một phân khúc cốt lõi đối với thị trường bất động sản châu Á. Do đó, các nhà hoạch định sẽ cố gắng để giúp lĩnh vực này quay trở lại sớm nhất có thể.
Nhìn chung, có nhiều yếu tố khác nhau tác động tới việc quay trở lại văn phòng làm việc của nhân viên trên khắp châu Á. Dù vậy, một hình thức được nhiều công ty hướng đến hiện nay là xây dựng văn phòng linh hoạt. Đó có thể là giải pháp cho các doanh nghiệp đại dịch.