Case đồng hồ là phần khung bảo vệ cho thiết bị đồng hồ. Việc chọn case phù hợp rất quan trọng, không chỉ để bảo vệ đồng hồ khỏi va đập, mà còn mang tính thẩm mỹ. Case phải phù hợp với kích thước, loại hình và phong cách của đồng hồ.
Case đồng hồ là gì? Đây là quan tâm của nhiều người khi mới sử dụng đồng hồ hoặc không quan tâm lắm đến lĩnh vực đồng hồ đeo tay. Trong bài viết này, mời bạn cùng đồng hồ SHOPDONGHO.com tìm hiểu kỹ hơn về case đồng hồ và chất liệu để chế tác nên các loại case đẹp.
1. Case đồng hồ là gì?
1.1 Case size
Case size chính là size của đồng hồ đeo tay, dùng để chỉ kích thước đường kính mặt đồng hồ. Case size tính luôn cả phần vành của mặt đồng hồ, chỉ trừ các núm ra. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn chọn được chiếc đồng hồ đeo tay có kích thước phù hợp với cổ tay.
Case là kích thước mặt đồng hồ đeo tay
1.2 Case back
Case back là thuật ngữ dùng để chỉ nắp lưng của chiếc đồng hồ đeo tay. Nắp lưng có thể mở ra để thao tác với bộ máy bên trong chiếc đồng hồ.
1.3 Case number
Case number dùng để chỉ số vỏ máy. Đây là một dãy nhiều số in trên nắp lưng của nhiều hãng đồng hồ trên thế giới. Căn cứ vào case number, người dùng có thể xác định được chiếc đồng hồ mình sở hữu có phải đồng hồ chính hãng hay không. Bởi vì mỗi chiếc đồng hồ chỉ có một số ở vỏ máy.
1.4 Case Diameter
Case Diameter là cạnh/đường kính phần mặt đồng hồ (không tính những núm dùng để điều chỉnh)
1.5 Case Thickness
Case Thickness là thuật ngữ dùng để chỉ độ dày phần mặt đồng hồ (gồm cả mặt kính)
2. Không chỉ đơn thuần là vỏ bọc – case đồng hồ cũng có lịch sử riêng
Vào thế kỷ 16, chiếc đồng hồ bỏ túi đã có phiên bản case đồng hồ đầu tiên. Theo đó, case gồm 2 phần vỏ kim loại trơn được hàn vào nhau cùng một dây treo. Sau này, các hãng đồng hồ bắt tay vào chế tác case đồng hồ tinh xảo hơn, thêm thắt nhiều chi tiết chạm khắc độc đáo.
Case đồng hồ có lịch sử phát triển dài đến 5 thế kỷ
Suốt 5 thế kỷ qua, case đồng hồ ngày càng được thiết kế đa dạng nhằm phù hợp với nhiều mẫu mã và bộ máy của đồng hồ. Ví dụ, case đồng hồ có vòng bezel xoay được với kích thước lớn được chế tác riêng cho dòng đồng hồ Chronograph hoặc đồng hồ lặn. Từ những năm 60 - 70, case đồng hồ ngày càng trở nên đa dạng, được sản xuất với đủ mọi kích thước và hình dáng.
3. Chất liệu tạo nên case đồng hồ
Thép 316L
Thép không gỉ 316L là một trong những chất liệu tiêu biểu dùng để chế tác case đồng đồ. Sự kết hợp của Niken, Crom và Nito, Molipđen trong điều kiện nhiệt độ 450 - 850 độ C đã tạo nên thép 316L bền bỉ, có khả năng chống ăn mòn và cực kỳ bền dẻo. Ngoài ra, thép 316L còn kháng từ tính một cách tốt nhất.
Case đồng hồ được chế tạo từ nhiều chất liệu khác nhau
Thép 904L
Chất liệu thép 904L đã được thương hiệu Rolex sử dụng từ những năm 1985 để chế tác case đồng hồ. Đây là chất liệu có tỷ lệ Niken, Molipđen, Crom và Đồng lớn hơn hẳn thép 316L. Vì thế, thép 904L có khả năng chống ăn mòn hóa học và kháng axit tốt hơn.
Vào giai đoạn 2000, chất liệu thép 904L được sử dụng ngày càng phổ biến. Rolex còn ứng dụng thêm nhiều kỹ thuật luyện kim phức tạp để cho ra đời những sản phẩm case đồng hồ cao cấp, chất lượng và đắt đỏ.
Titan
Giai đoạn những năm 70, Titan trở thành chất liệu được sử dụng nhiều trong việc chế tạo case đồng hồ. Titan có độ bền cao trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt. Vì thế, người ta dùng Titan để chế tác case cho đồng hồ lặn dùng trong môi trường quân đội.
Những chiếc case đồng hồ dùng trong quân đội có khả năng chống ăn mòn cao, chống va chạm tốt. CITIZEN và IWC là những thương hiệu tiên phong trong việc dùng chất liệu Titan để làm case đồng hồ.
Nhiều hãng đồng hồ còn mạ vàng 18K gold lên case đồng hồ Titan bằng việc sử dụng công nghệ PVD, tạo nên lớp mạ bền màu, sang trọng.
Gốm chống xước - Ceramic
Gốm chống xước hay còn gọi là Ceramic cũng là chất liệu được sử dụng để chế tạo case đồng hồ phổ biến vào giai đoạn 1970. RADO là hãng đồng hồ đầu tiên dùng chất liệu này.
Case đồng hồ làm bằng gốm chống xước khá thân thiện với người dùng, bền màu, nhẹ và không gây kích ứng da. Loại case này cũng không phủ thêm bất kỳ hóa chất nào nên chống ăn mòn hóa học tốt và gần như không bị từ tính làm ảnh hưởng. Tuy nhiên, điểm trừ của case đồng hồ bằng gốm là khó gia công và dễ dàng bị lực mạnh tác động.
Sau này có nhiều hãng đồng hồ khác tiếp tục sử dụng gốm chống xước để làm case đồng hồ, tiêu biểu có thể kể đến Omega với case sản phẩm Speedmaster Dark Side of the Moon hay IWC với case cho dòng Big Pilot Top Gun.
Chất liệu khác
Ngoài những chất liệu kể trên, các hãng đồng hồ trên thế giới còn sử dụng Carbon và cao su để làm case đồng hồ. Đây là những chất liệu phù hợp để làm case cho đồng hồ lặn và đồng hồ thể thao ngoài trời. Bên cạnh đó, hợp kim chống ăn mòn và ngọc bích cũng được nhiều thương hiệu chọn làm case đồng hồ.
4. Phân loại size mặt đồng hồ phổ biến cho nam và nữ
Dành cho nam
- Men’s Regular: dòng đồng hồ size thông thường thường có kích thước: 37mm - 39mm
- Men’s Sport: dòng đồng hồ size thể thao với kích thước dao động từ 40mm - 42mm
- Men’s XL: dòng đồng hồ size lớn và rất lớn có kích thước trên 45mm
Bạn nên chọn kích thước đồng hồ phù hợp với cổ tay
Dành cho nữ
- Women’s Mini: dòng đồng hồ size nhỏ có kích thước 23mm - 25mm
- Women’s Regular: dòng đồng hồ size thông thường có kích thước 26mm - 29mm.
- Midsize - Unisex dòng đồng hồ có kích thước mặt phù hợp cho cả nữ và nam thường là 34mm - 36mm.
Hy vọng những thông tin về case đồng hồ mà Đồng hồ SHOPDONGHO.com giới thiệu trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về case đồng hồ là gì? cũng như cách chọn kích thước đồng hồ phù hợp với cổ tay. Mọi nhu cầu mua đồng hồ hoặc cần tư vấn, bạn hãy đến ngay SHOPDONGHO.com để được hỗ trợ tận tình.