Chuyển động xoay tròn của các kim trên đồng hồ đã được áp dụng rộng rãi cho việc chỉ thời gian trong nhiều thế kỷ. Rõ ràng một điều, nó đã được truyền cảm hứng đầu tiên bởi sự chuyển động của bóng râm mặt trời. Đồng hồ thời kỳ đầu chỉ hiển thị giờ, trước khi kim phút được phát minh. Tuy nhiên, có một số cách khác để chỉ giờ trong đồng hồ đeo tay cơ khí. Những lựa chọn thay thế này mang đến cho các nhà chế tác đồng hồ thể hiện sự sáng tạo của họ một cách vô tận, các cách hiển thị thời gian khác nhau thường liên quan đến sự phát triển cơ học phức tạp, từ đó mở ra một thế giới của những thiết kế phi chính thống táo bạo, khám phá những cách biểu thị thời gian vượt xa bộ kim truyền thống.
GIỜ NHẢY (JUMPING HOUR) HOẶC DI CHUYỂN LIÊN TỤC (WANDERING HOUR)
-
HIỂN THỊ GIỜ BẰNG GIỜ NHẢY (JUMPING HOUR)
Thay vì chỉ báo theo dạng analouge truyền thống, đồng hồ jumping hour sử dụng chỉ báo dạng “kỹ thuật số”. Chúng hiển thị thời gian với các chữ số thông qua một cửa sổ, trông giống như một ô lịch ngày. Đối với jumping hour, chỉ báo giờ là tức thời: mỗi giờ, phần đĩa nhảy về phía trước trong khi cơ cấu wandering hour sẽ di chuyển liên tục trong nhiều giờ. Do đó, jumping hour là một lựa chọn phức tạp hơn đòi hỏi phải có cơ chế tích lũy năng lượng trước khi giải phóng nó trong một lần với một chuyển động nhanh.
>>> Tìm hiểu ngay: Khái niệm “Complication là gì?”
Những ví dụ đầu tiên của đồng hồ jumping hour được biết đến bắt đầu từ đầu thế kỷ 19 và đặc biệt là nhà Chiêm Tinh Học người Pháp Blondeau, nhà chế tác đồng hồ của Vua nước Pháp. Mặc dù chúng đã khá phổ biến trong một số thời kỳ, nhưng hiện nay đồng hồ jumping hour vẫn còn khá hiếm. Tuy nhiên, chúng được coi là một cơ cấu phức tạp truyền thống đã được sử dụng bởi hầu hết các nhà sản xuất lớn qua thời gian.
Nhưng các nhà sản xuất đồng hồ đang khám phá những cách táo bạo và sáng tạo khác để biểu thị thời gian. Đặc biệt, tinh thần sáng tạo của các nhà chế tác đồng hồ độc lập đã mang đến sự xuất hiện của những chiếc đồng hồ là sự kết hợp của các kiến trúc ngoạn mục với nghệ thuật chế tác đồng hồ đỉnh cao.
Trong số các phát triển mang hơi thở tương lai gần đây, Mẫu Romain Jerome Spacetime có con trỏ nhảy, làm nổi bật hàng số trên chỉ báo giờ ở cạnh bên. Trong khi mỗi sáng tạo của MB&F đều mở ra những con đường mới để khám phá, vượt xa kỹ nghệ chế tạo đồng hồ thông thường, HM5 sử dụng màn hình bên để hiển thị cả giờ và phút. Các cơ chế để hiển thị thời gian trên HM5 khác với mẫu Romain Jérôme Spacetime và dựa trên chỉ báo jumping hour, đặc biệt hơn, các đĩa giờ và phút được phản xạ 90° theo chiều dọc và có độ phóng đại 20%.
-
HIỂN THỊ GIỜ BẰNG CHUYỂN LIÊN TỤC (WANDERING HOUR)
Trong một phong cách tương tự – đã chứng minh rằng những chiếc đồng hồ “vật thể lạ” thực sự là một nhóm riêng – là những tạo tác của Urwerk. Ở vị trí lãnh đạo của thương hiệu, Felix Baumgartner và Martin Frei chia sẻ một tầm nhìn độc đáo để khắc họa thời gian. Trong số những tạo tác mà 2 người dẫn đầu ấy tạo ra, UR202 có một cơ cấu “vệ tinh quay” phức tạp đã được cấp bằng sáng chế, vừa ấn tượng về mặt kỹ thuật vừa có tính thẩm mỹ tuyệt vời. Với hệ thống 3 hình khối xoay để biểu thị giờ trong khi đầu chân telescopic biểu thị phút, cơ cấu này đồng thời cũng xoay theo trục của chính chúng để giờ chính xác được hiển thị khi khối lập phương có trục di chuyển theo rãnh phút. Khi chạm đến những phút cuối của 1 giờ, bộ chân telescopic chỉ phút tự động rút gọn vào khối lập phương (xem thêm video để hiểu hơn cách hoạt động hết sức tinh vi này).
HIỂN THỊ GIỜ ỐNG CUỘN, DÂY XÍCH VÀ DÂY ĐAI
Việc sử dụng các ống cuộn, dây xích và dây đai cũng đã được khám phá bởi những người được gọi là thợ đồng hồ độc lập, để hiển thị thời gian kỹ thuật số. Chẳng hạn, Christophe Claret Dual Tow có hai đai cao su hiển thị giờ và phút. Với Harry Winston Opus 9, thời gian quý giá của chúng ta được điều khiển tuyến tính bằng hai chuỗi xích được trang trí bằng kim cương baguette và garnet. Cabestan thì phát triển các mô hình của họ dựa trên các chuyển động theo chiều dọc trong đó thời gian lăn trên các ống cuộn hình trụ. Kiến trúc ngoạn mục của chúng xác định lại quan điểm của các cơ chế của đồng hồ.
HIỂN THỊ GIỜ BẰNG “TÁI CẤU TRÚC” THỜI GIAN
Một cơ chế sáng tạo và phức tạp một cách đáng kinh ngạc, Harry Winston Opus XI hiển thị giờ ở trung tâm của mặt số với 24 tấm quay tròn (bốn vệ tinh với ba cặp đĩa mỗi tấm). Mỗi giờ, một hệ thống bánh răng phức tạp cho phép các chữ số chỉ giờ bung ra trước khi lắp ráp lại tạo thành 1 con số chỉ giờ hoàn chỉnh với gia số trong 60 phút tiếp theo.
[embed]https://www.youtube.com/watch?v=iDu0V-OtBTQ[/embed]
Một tạo tác khác với một chỉ báo thời gian cực kỳ tinh vi là De Grisogono Meccanico dG cho thấy hai múi giờ kết hợp giữa màn hình cơ học analogue và kỹ thuật số. Trái với vẻ ngoài của nó, nó không hề có linh kiện điện tử. Chuyển động của nó có hơn 650 bộ phận trong đó 23 trục cam được kết nối với các bánh răng được đồng bộ hóa để ra lệnh hiển thị kỹ thuật số.
[embed]https://www.youtube.com/watch?v=Nc3LHtynOLA[/embed]
HIỂN THỊ GIỜ CHỈ THỜI GIAN BẰNG TỪ TÍNH
Christophe Claret XTREM 1 được trang bị hệ thống hiển thị giờ và phút retrograde cực kỳ nguyên bản với hai quả cầu thép nhỏ chỉ giờ và phút, được cách ly trong các ống sapphire ở hai cạnh bên đồng hồ. Để di chuyển những thứ này, nó không dùng kết nối cơ học hay “ma thuật phù thuỷ” gì, mà là từ trường. Hai quả cầu kim loại được điều khiển bởi một hệ thống từ tính được dẫn bởi một sợi tơ mảnh. Một giải pháp ấn tượng nhưng phản trực giác khi người ta biết rằng từ tính là kẻ thù truyền thống của đồng hồ cơ.
HIỂN THỊ GIỜ BẰNG CHẤT LỎNG
Thương hiệu độc lập trẻ HYT đã tự đặt tên cho mình là thương hiệu đầu tiên chế tạo đồng hồ đeo tay chỉ thời gian bằng chất lỏng. Cùng với công ty chị em Preciflex, HYT đã thiết kế các ống thổi công nghệ cao chạy bằng chuyển động cơ học để đẩy chất lỏng vào ống mao dẫn (đường kính dưới một milimet) để mô tả thời gian theo kiểu tuyến tính. Các ống mao dẫn chứa hai chất lỏng được ngăn cách bởi mặt khum; chất lỏng đầu tiên được tạo màu, nằm bên trái hiển thị thời gian. Chất lỏng thứ 2 trong suốt đối lập với chất lỏng màu. Khi chất lỏng màu chuyển sang 6 giờ chiều, nó chuyển sang chế độ hồi lưu, chảy ngược trở lại vị trí ban đầu.
[embed]https://www.youtube.com/watch?v=5642GUcy3O0[/embed]
HIỂN THỊ GIỜ BẰNG CỌC SỐ NHẢY (JUMPING INDEXES)
Lấy cảm hứng từ mặt trời, Mẫu Helios từ Frederic Jouvenot được thiết kế xung quanh 12 điểm đánh dấu hình nón gợi nhớ đến những tia mặt trời tỏa ra từ trung tâm của mặt đồng hồ. Mỗi cọc có một mặt tối và một mặt màu vàng. Mỗi giờ trôi qua, cọc số sẽ lật để hiển thị thời gian. Chẳng hạn, bức ảnh dưới đây với năm hình nón đầu tiên cho thấy phần màu vàng của chiếc này đang chỉ thời điểm 5 giờ trong khi phút được biểu thị ở trung tâm trên một đĩa quay.
[embed]https://www.youtube.com/watch?v=9JRGXssEdfo[/embed]
Harry Winston Opus 12, đứa con tinh thần của Emmanuel Bouchet, có một nguồn cảm hứng tương tự mặc dù cơ chế của nó thậm chí còn phức tạp hơn. Mỗi vị trí giờ có điểm đánh dấu tạo bởi hai thanh kim loại, một thanh ngắn chỉ giờ và thanh dài hơn chỉ phút. Mỗi thanh này đều có 2 mặt, 1 mặt xanh và 1 mặt xám. Mỗi giờ, điểm đánh dấu tương ứng chuyển sang mặt màu xanh để chỉ giờ trong khi tất cả những cọc khác chuyển màu xám. Nguyên tắc tương tự áp dụng cho các điểm đánh dấu phút trong khi chúng cũng xoay mặt xanh lên trên để hiển thị các khoảng thời gian năm phút. Một kim retrograde trung tâm chỉ quãng thời gian mỗi 5 phút.
[embed]https://www.youtube.com/watch?v=GUm_A2IwgLA[/embed]
Như vậy chúng ta đã khám phá những hình thức chỉ báo thời gian ngoài cách thông thường là dùng kim chỉ giờ phút giây.
Kính mời Quý độc giả đón đọc những bài viết về đồng hồ trong những lần tiếp theo tại chuyên mục KIẾN THỨC ĐỒNG HỒ
[embed]https://www.youtube.com/watch?v=kGG53GIBWZY[/embed][embed]https://www.youtube.com/watch?v=kGG53GIBWZY[/embed]
[embed]https://www.youtube.com/watch?v=Nc3LHtynOLA[/embed]