Tần số dao động của đồng hồ hay còn gọi là tần số dao động cơ là thông số chỉ xuất hiện ở những bộ đồng hồ cơ hay đồng hồ thạch anh, đây là một trong những chỉ số quan trọng trong việc quyết định chất lượng của một bộ máy đồng hồ. Vậy tần số dao động của đồng hồ là gì? Hôm nay, hãy cùng SHOPDONGHO.com tìm hiểu về tần số dao động của đồng hồ nhé!
Giải nghĩa tần số dao động của đồng hồ là gì?
Tần số dao động của đồng hồ hiểu một cách đơn giản là số dao động mà bộ phận bánh lắc trong máy cơ/tinh thể thạch anh trong máy pin thực hiện trong một thời gian nhất định (thường được tính trong 1 giờ hoặc 1 giây).
Bánh Lắc hay tinh thể thạch anh thực hiện dao động qua lại tương tự như chuyển động con lắc. Trong đó, Bánh Lắc sẽ liên tục xoay theo chiều kim đồng hồ rồi lại xoay ngược chiều kim đồng hồ. Còn tinh thể thạch anh sẽ liên tục đi về bên phải rồi lại đi về bên phải.
Những dao động cơ này giúp điều tiết năng lượng một cách hợp lý đến các bộ phận khi bộ máy cơ hoạt động hoặc đếm thời gian đối với máy pin để từ đó đem đến độ chính xác cho đồng hồ. Tần số dao động của đồng hồ càng cao càng thể hiện đồng hồ càng chính xác.
Tần số thường thấy là 32768 Hz đối với các mẫu đồng hồ pin, Còn đối với da số đồng hồ cơ (lên dây thủ công, tự động lên dây) thường có tần số dao động 21600 vph, 28800 vph, ít gặp hơn là 18000 vph, 36000 vph, 25200 vph. Mỗi tần số dao động khác nhau sẽ mang đến những ưu nhược điểm khác nhau nên chúng là thông số kỹ thuật quan trọng với đồng hồ cơ.
HZ, A/H, ALT/H, VPH, BPH có ý nghĩa gì?
Khi nói về tần số dao động của đồng hồ, chúng ta thường thấy các đơn vị ký hiệu như Hz, A/h, Alt/h, Vph, Bph. Vậy chính xác thì chúng mang ý nghĩa gì? – Đây là những đơn vị thường thấy giúp đo lường tần số dao động cơ của đồng hồ.
- Hz: Đơn vị này là từ viết tắt của từ Hertz. Trong ngành đồng hồ, nó mang ý nghĩa như là số chu kỳ dao động mỗi giây với mỗi một chu kỳ bao gồm 2 dao động.
- Vph: Đơn vị này là từ viết tắt của vibrations per hour, nghĩa là dao động mỗi giờ.
- Bph: Đơn vị này là từ viết tắt của beats per hour, nghĩa là nhịp mỗi giờ. 1 nhịp tức là 1 dao động.
- A/h: Đơn vị này là từ viết tắt của Alternance per hour hoặc Alterations per hour, nghĩa là luân phiên mỗi giờ. 1 luân phiên tức là 1 dao động.
- Alt/h: Đơn vị này là viết tắt của Alternance per hour hoặc Alterations per hour, nghĩa là luân phiên mỗi giờ. 1 luân phiên tức là 1 dao động.
Trong đó Vph = Bph = A/h = Alt/h. Chúng đều mang ý nghĩa như là số lần dao động mỗi giờ. Lý giải cho điều này, mỗi chu kỳ dao động sẽ có 2 dao động trong đó nên chúng ta có thể quy đổi từ số chu kỳ dao động mỗi giây sang số dao động mỗi giờ.
Cách tính số dao động mỗi giờ (chuyển đổi từ Hz sang vph / bph /A/h / alt/h: Số chu kỳ mỗi giây x 2 x 60 (giây) x 60 phút. Ví dụ, đồng hồ có tần số dao động 4 Hz thì số dao động mỗi giờ (vph) sẽ là 4 x 2 x 60 x 60 = 28800 vph.
Tương ứng nhưng vậy chúng ta sẽ có, vph = bph = A/h = alt/h. 1 Hz = 7200 vph = 7200 bph = 7200 A/h = 7200 alt/h, trong đó, nếu mỗi giây đồng hồ thực hiện 1 chu kỳ thì trong vòng một giờ đồng hồ sẽ thực hiện 7200 dao động. Đối với đó sẽ là 2Hz = 14000 số dao động mỗi giờ, 4Hz = 28000 số dao động mỗi giờ, 5Hz = 36000 số dao động mỗi giờ.
Độ chính xác lý thuyết của đồng hồ cơ
Không có số liệu thống nhất về độ chính xác trên lý thuyết của đồng hồ dựa trên tần số, vì tùy theo công nghệ và kỹ thuật của từng bộ máy của từng thương hiệu, nhưng chúng ta vẫn có được các con số tương đối cho đa số đồng hồ bên dưới:
- 18000 vph (2.5 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -30 đến +60 giây/ngày, tức chậm không quá 30 giây một ngày và nhanh không quá 40 giây một ngày.
- 21600 vph (3 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -20 đến +40 giây/ngày, tức chậm không quá 20 giây một ngày và nhanh không quá 40 giây một ngày.
- 25200 vph (3.5 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -15 đến +30 giây/ngày, tức chậm không quá 15 giây một ngày và nhanh không quá 30 giây một ngày.
- 28800 vph (4 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -15 đến +20 giây/ngày, tức chậm không quá 15 giây một ngày và nhanh không quá 20 giây một ngày
Những tần số dao động của đồng hồ sẽ không quyết định 100% độ chính xác của một chiếc đồng hồ. Đối với những thương hiệu nổi tiếng như Patek Phillip, Vacheron Constant, v.v.. tần số dao động cơ được giới thiệu của những chiếc đồng hồ này thường là 4Hz thậm chí là 3hz Và nhỏ hơn nhưng vẫn đạt được độ chính xác gần như hoàn mỹ. Tất cả là nhờ những kỹ thuật bậc thầy của những người làm đồng hồ (tourbillon) để loại bỏ trọng lực hay sử dụng những loại vật liệu đặc biệt (silicium) để loại bỏ từ trường, giúp những chiếc đồng hồ trở nên chính xác hơn.
Đôi nét về lịch sử phát triển của tần số dao động của đồng hồ
Lịch sử phát triển của việc thay đổi tần số dao động của đồng hồ cũng là điều lý thú và gắn liền với những thương hiệu nổi tiếng. Đến khoảng 1950 đại đa số đồng hồ cơ có tần số dao động là 2.5 Hz. Sau 1950 là cuộc đua của các hãng đồng hồ trong việc cải thiện tần số dao động và được nâng dần lên 3.0, 3.5, 4.0 và 5.0.
Cán mốc 5.0 Hz đầu tiên là thiết kế của hãng Girard Perregaux vào năm 1966, tiếp theo đó một loạt các hãng cũng nâng tần số dao động lên 5Hz như Longines (1967 – cal. the 430), SEIKO (1968 – cal. 6145), Eterna (1969 – cal. 2732), Zenith (1969 – cal. 3019), Movado (1969 – cal. 405 & 408), A. Schild (1970 – cal. 1920), Felca (cal. 4177), CITIZEN (1975 – cal. 7230).
Đây vừa là động lực, vừa là thước đo giúp các hãng đồng hồ cạnh tranh và phát triển, giúp ngành công nghiệp đồng hồ càng phát triển và đạt được những thành công về mặt công nghệ.
Tần số dao động của đồng hồ đối với đồng hồ cơ
Ngoài những điểm đã đề cập ở trên, thì tần số dao động của đồng hồ cơ còn phục vụ cho một mục đích khác đó là độ chính xác – đơn vị nhỏ nhất của Chronograph. Tần số dao động càng cao thì Chronograph (và cả chức năng liên quan đến nó như Tachymeter, Pulsometer, Telemeter…) càng đo chính xác.
Từ đó suy ra, đồng hồ cơ có tần số dao động 5 Hz (36000 vph) sẽ di chuyển kim giây 10 lần/giây, 4 Hz (28800 vph) sẽ di chuyển kim giây 8 lần/giây, tần số dao động 3 Hz (28800 vph) sẽ di chuyển kim giây 6 lần/giây,… cứ như thế suy ra chức năng Bấm Giờ – Chronograph sẽ có được đơn vị đo tương ứng là 1/10 giây, 1/8 giây, 1/6 giây đem lại độ chuẩn xác càng cao.
Trên đây là tất cả thông tin về tần số dao động của đồng hồ mà bọn mình đã tổng hợp để gửi đến cho các bạn, mong những kiến thức nãy sẽ giúp ích được cho các bạn. Nếu có bất cứ câu hỏi nào hãy liên hệ với chung tôi để có được câu trả lời nhanh và chính xac nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, đừng quên đồng hành cùng SHOPDONGHO.com để tìm hiều thêm thật nhiều thông tin hữu ích về thế giới đồng hồ nhé.