Hầu hết những đồng hồ hiện tại đều được gắn chân kính, tại sao lại như vậy. Chân kính có tác dụng và ý nghĩa gì trong đồng hồ. Đồng hồ gắn chân kính có điều gì đặc biệt? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Chân kính là gì?
Chân kính còn được gọi là Jewels hoặc đá trụ là một bộ phận nhỏ trong bộ máy đồng hồ nhưng góp phần gia tăng giá trị cho chiếc đồng hồ của bạn.
Sở dĩ chân kính còn có tên gọi khác là Jewels vì chúng thường được làm bằng các loại đá quý như kim cương, sapphire,…
Đối với kỹ thuật chế tác đồng hồ, chân kính có tác dụng chính là giảm độ ma sát và kéo dài tuổi thọ cho những chi tiết máy.
Lịch sử ra đời của chân kính
Năm 1704, Nicolas Fatio de Duillier, Peter Debaufre và Jacob Debaufre là những người đã nhận được bằng sáng chế Anh cho ý tưởng này. Nhưng ban đầu chân kính của ý tưởng này chủ yếu sử dụng những trang sức tự nhiên có giá đắt đó là kim cương, sapphire, ruby và garnet. Chính vì vậy, mà ý tưởng này lúc ấy chưa được nhân rộng.
Năm 1902, để chế tạo trang sức rẻ hơn đã có quy trình sản xuất đá quý nhân tạo cụ thể hơn là ruby tổng hợp ( oxit nhôm tinh thể, còn được gọi là corundum) và sapphire do Auguste Verneuil phát minh ra. Nhờ vậy, đồng hồ gắn chân kính đã được phổ biến hơn.
Chân kính có tác dụng gì?
Đồng hồ gắn chân kính sẽ có tác dụng:
- Tăng độ chính xác dựa vào làm giảm ma sát giữa các bánh răng vừa phải
Đây là tác dụng kính của chân kính đồng hồ. Khi dây cót truyền năng lượng cho các bộ phận bánh răng trong đồng hồ thì chúng sẽ không ngừng chuyển động và chạm vào nhau sản sinh ra ma sát. Khi đó hai vật liệu được làm từ kim loại nếu như cứ ma sát trong một thời gian dài thì sẽ bị khô dầu và chạy chậm làm hỏng cơ chế hoạt động của toàn bộ cỗ máy. Do vậy, các chân kính được lắp ở các trục bánh răng để làm giảm ma sát.
- Tăng tuổi thọ của các bộ phận bị lực tác động giúp đồng hồ bền hơn ( rất đáng kể )
Nhờ có chân kính mà độ ma sát của các chi tiết đồng hồ nhỏ hơn, chính vì vậy mà các bộ phận bị tác động có tuổi thọ cao hơn, đồng hồ sử dụng được lâu hơn.
- Trang trí cho bộ máy của đồng hồ
Nhiều hãng đồng hồ đã tận dụng những chân kinh để sáng tạo ra những thiết kế nổi bật cho sản phẩm đồng hồ của mình. Bằng cách để hở bộ máy đồng hồ một phần để những viên đá quý để làm chân kính khuyến khích sự tò mò của mọi người.
- Gia tăng giá trị cho đồng hồ lên đáng kể.
Do chân kính thường được làm bằng những viên đá quý khá là đắt đỏ do vậy mà giá của đồng hồ cũng tăng lên cả về giá cả lẫn giá trị.
Đồng hồ gắn chân kính loại nào?
Cap Jewels: là chân kính có hình tròn và dẹt nhưng lại không có lỗ ở tâm. Vị trí để đặt loại chân kính tròn này là giữa hai trục tròn có vận tốc quay lớn và chịu ảnh hưởng bởi lực dọc trục.
Hole Jewels: cũng có hình dạng giống như Cap Jewels nhưng chân kính này được khoan lỗ tại chính tâm và được gắn với trục bánh răng có vận tốc quay thấp.
Roller Jewels: đây là chân kính có dạng hình trục được đặt ở vị trí trên bệ bánh lắc hay chịu tác động của lực va đập theo chiều ngang.
Pallet Jewels: được đặt vị trí va đập theo chiều ngang như trượt cò khóa; bánh thoát;…Chân kính có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật.
Shock Protection Jewels: được đặt giữa các chân kính hoặc một bộ phận khác để bảo vệ các chân kính khác tránh va đập mạnh. Đặc biệt chân kính này không có hình dáng nhất định.
Đồng hồ có bao nhiêu chân kính thì tốt?
Không có con số cụ thể cho câu trả lời này. Câu trả lời đúng nhất chính là số chân kính phụ thuộc vào bộ máy của đồng hồ. Đồng hồ càng có nhiều chức năng thì số lượng chân kính càng nhiều. Cụ thể là:
- Đối với đồng hồ sử dụng bộ máy Quartz: 4 chân kính
- Đối với đồng hồ pin có mặt hiển thị kim nhiều chức năng: 6-7 chân kính
- Đồng hồ cơ lên dây cót: 17 chân kính
- Đồng hồ cơ tự động: 21 chân kính
- Đồng hồ cơ đa năng: 25-27 chân kính
- Đồng hồ có thể lên tới 44 chân kính khi có những chi tiết cực kỳ phức tạp.
Đồng hồ gắn chân kính là một kiệt tác và nghệ thuật trong kỹ thuật chế tác đồng hồ. Mong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chân kính đồng hồ.