Nhiều bạn muốn tự tay làm cho chiếc đồng hồ yêu quý của mình một chiếc hộp xoay đồng hồ thì cũng rất là dễ dàng. Sau đây xin giới thiệu bạn cách làm hộp xoay đồng hồ đơn giản nhất.
Hộp xoay đồng hồ là gì?
Hộp xoay đồng hồ (Watch winter) còn có cái tên khác là hộp lên dây cót đồng hồ để nạp năng lượng cho đồng hồ. Nó là một công cụ hỗ trợ để giúp đồng hồ có thể chạy liên tục duy trì tuổi thọ cho bộ máy.
Hộp xoay đồng hồ được thiết kế có thể tự động lên dây cót nạp năng lượng và tự động xoay như hoạt động của tay khi bạn đeo đồng hồ.
2. Cách làm hộp xoay đồng hồ đơn giản nhất
Hiện tại giá của một hộp xoay đồng hồ có giá từ 500.000VNĐ trở lên tùy từng loại chất liệu. Nhưng nếu bạn có thời gian rảnh và muốn tự tay làm một hộp lên dây cót cho đồng hồ của mình thì bạn có thể tham khảo cách làm hộp xoay đồng hồ dưới đây.
Những đồ cần chuẩn bị để làm chiếc hộp xoay đồng hồ
Vận dụng cần chuẩn bị thứ nhất đó là tuốc năng quạt điện có tốc độ khoảng 3-10 vòng trên phút và thường là loại mô tơ điện áp 220VAC- 50Hz. Nếu gia đình có một cái quạt hỏng thì bạn có thể lấy mô tơ từ đấy hoặc có thể mua ở trên thị trường với giá từ 20k.
Một bộ phần chính nữa là tấm gỗ làm khung cho hộp đồng hồ: có hình vuông hoặc tròn theo sở thích của bạn kèm theo đó là 1 cái gối nhỏ để lồng đồng hồ.
Bộ phận gắn kết nữa là: thanh gá trục mô tơ dùng để gắn mô tơ và khung.
Nếu bạn không muốn dùng bộ phận gắn kết thì bạn nên lấy luôn một cái quạt nhỏ có thân và cột gắn luôn vào với nhau.
Và những dụng cụ không thể thiếu đó là: khoan, công tắc, keo, nến, dây điện ,vít.
Các bước cần làm
Bước 1: Bạn nên gắn mô tơ vào tấm gỗ khung cho chắc bằng cách dùng khoan và vít
Bước 2: Gắn thanh gá trục một đầu với mô tơ, một đầu với hộp đồng hồ.
Bước 3: Sử dụng hộp xoay đồng hồ mà vừa hoàn thành.
Đây là cách làm hộp xoay đồng hồ bước vô cùng cơ bản để giúp bạn có thể làm một chiếc hộp xoay đồng hồ cơ bản của bạn. Có thể nhìn qua tính thẩm mỹ không được đẹp lắm nhưng đây là thành quả lao động của bạn giúp trang bị cho chiếc đồng hồ của bạn hoạt động hiệu quả hơn.
Khi nào nên sử dụng hộp xoay đồng hồ?
Những đồng hồ nên sử dụng hộp xoay đồng hồ có 3 loại: đồng hồ cơ lên dây cót tự động; đồng hồ kết hợp lên dây cót tự động và dây cót bằng tay và một số đồng hồ cơ lai pin.
Nếu bạn định mua một chiếc hộp xoay đồng hồ bạn nên cân nhắc. Khi hiện tại bạn đang sở hữu một chiếc đồng hồ cơ thì mua một hộp xoay đồng hồ là chưa cần thiết lắm. Khi bạn sở hữu hai chiếc trở lên bạn có thể mua một hộp xoay đồng hồ để khi bạn để đồng hồ còn lại ở nhà có thể dùng hộp này để bảo quản được bộ máy của nó.
Các thuật ngữ hộp xoay đồng hồ có ý nghĩa gì ?
Turn Per Day(TPD): Nghĩa là vòng xoay mỗi ngày của đồng hồ. Số vòng quay trung bình của một đồng hồ nên là từ 500-800 vòng.
Clockwise (CW): nghĩa là bộ máy chỉ lên dây khi xoay theo chiều kim đồng hồ nghĩa là bộ máy chỉ lên dây khi bạn xoay theo chiều kim đồng hồ.
Counterclockwise (CWW), nghĩa là bộ máy chỉ lên dây khi xoay ngược chiều kim đồng hồ.
Bidirectional (Both), nghĩa là bộ máy lên dây khi xoay cả hai chiều kim đồng hồ, xoay một trong hai chiều hay cả hai đều được.
Unidirectional (Uni), nghĩa là bộ máy lên dây theo một chiều nhưng chưa xác định được xoay theo chiều kim đồng hồ như thế nào mới lên dây được.
To Be Determined (TBH), đang xác định, có nghĩa là loại máy này vẫn chưa xác định được số vòng xoay mỗi ngày, chiều xoay chính xác.
Chiếc hộp xoay đồng hồ có thể nói là vô cùng cần thiết đối với những người sở hữu bộ sưu tập đồng hồ để giúp duy trì hoạt động của đồng hồ của mình. Mong bạn sẽ có một chiếc hộp xoay đồng hồ thông qua cách làm hộp xoay đồng hồ ở trên.
Hộp xoay đồng hồ cao cấp
Xem thêm các mẫu hộp xoay