Kính đồng hồ là bộ phận quan trọng và dường như không thể thiếu trong mỗi chiếc đồng hồ đeo tay. Vừa đảm nhiệm chức năng che chắn cho các linh kiện bên trong, vừa cần thỏa mãn các yêu cầu khắt khe về độ cứng và độ trong suốt. Dưới đây là 3 loại kính đồng hồ được sử dụng nhiều nhất.
Kính đồng hồ Mica
Thực chất đây không phải là kính mà là loại nhựa tổng hợp trong suốt, loại này thường dùng trong đồng hồ hompage hoặc những chiếc đồng hồ cổ hồi xưa như Poljot, Omega hompage vì chúng có thể đáp ứng được tiêu chí cho những chiếc đồng hồ mỏng. Hiện nay, loại kính này cũng hay được sử dụng cho các loại đồng hồ trẻ em, đồng hồ rẻ tiền…sử dụng 1 thời gian thì bị mờdo khả năng chống xước kém.
Kính đồng hồ Sapphire
Là một dạng của khoáng chất Nhôm Oxit trong suốt có khả năng chống xước rất cao, và là vật chất tự nhiên cứng thứ 2 sau kim cương. Nhờ vào đặc tính này mà kính sapphire được chọn mặt gửi vàng đảm nhiệm vai trò mặt đồng hồ của những chiếc đồng hồ cao cấp. Tuy nhiên, kính sapphire rất giòn nên dễ bị vỡ khi va chạm nhẹ và kính sapphire không chống xước 100% do đó người sử dụng cũng cần lưu ý. Sapphire được chia thành 03 loại nhỏ sau:
a. Sapphire tráng mỏng: là loại kính thường tráng một lớp mỏng sapphire. Đối với loại kính này có đặc điểm là giòn, dễ vở khi va chạm dù rất nhẹ. Loại này thường được sử dụng cho các loại đồng hồ nhái rẻ tiền. Khi sử dụng một thời gian thì bị trầy bởi vì sau vài tháng sử dụng lớp sapphire bị phai đi chỉ còn lại kính thông thường.
b. Sapphire tráng dầy: loại này tương tự như loại trên nhưng được tráng dầy hơn nên có thời gian sử dụng lâu hơn trước khi bị trầy xước….
c. Sapphire khối: Đây là loại tốt nhất trong các loại kính sapphire, có độ cứng lên đến 9 điểm (Kim cương xếp thứ nhất với 10 điểm). Kính này có độ chống xước cực tốt và với tính chất ưu việt của mình, kính sapphire nguyên khối được các nghệ nhân và các hãng đồng hồ ưa thích sử dụng. Thông thường những đồng hồ chính hãng mới lắp kính này vì loại kính này khá đắt.
Kính đồng hồ Mineral Glass (kính khoáng chất)
Từ những ưu điểm và nhược điềm của kính sapphire các nhà khoa học chế ra loại kính được gọi là kính khoáng chất (mineral glass) tận dụng được 01 ưu điểm của kính sapphire là không trầy và khắc phục 01 yếu điểm của sapphire là giòn.
Thực tế cho thấy kính khoáng chất có độ cứng rất cao nên hạn chế trầy xước và không bị vỡ (bể) khi va chạm vô tình. Kính khoáng chất rất ít khi bị trầy, nhưng dù cho có trầy xước thì đánh bóng là sáng đẹp như mới.
Chính từ những ưu điểm trên, ngày nay các hãng đồng hồ thường lắp kính khoáng chất với hơn 80% lượng đồng hồ sản xuất và những người hiểu về đồng hồ luôn chọn cho mình chiếc đồng lắp kính khoáng chất.