Năm nhuận là gì? Năm nhuận có bao nhiêu ngày? Tháng 2 năm nhuận có bao nhiêu ngày? tất cả câu hỏi trên sẽ được SHOPDONGHO.com giải đáp trong bài viết này.
Âm lịch, dương lịch là gì?
Lịch là một hệ thống để đặt tên cho các chu kỳ thời gian, thông thường là theo các ngày. Có nhiều kiểu lịch nhưng dương lịch và âm lịch là 2 kiểu lịch được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thông thường, các nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc sẽ theo lịch âm để quyết định những vấn đề quan trọng còn các nước Phương Tây thì sẽ sử dụng lịch dương. Dưới đây là nguyên tắc hoạt động của dương lịch và âm lịch:
Dương lịch là loại lịch mà ngày tháng của nó chỉ ra vị trí của Trái Đất đang quay xung quanh Mặt Trời. Hay đây còn được gọi là loại lịch dựa trên thay đổi theo mùa và được đồng bộ theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
Âm lịch là hệ thống lịch dựa vào chu kỳ của tuần trăng tức chu kỳ quay của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Đặc trưng của âm lịch là sự thay đổi liên tục của chu kỳ trăng tròn và hoàn toàn không gắn liền với các mùa trong năm. Một năm trong âm lịch sẽ có 12 chu kỳ quay của một năm và đó là 12 tháng trong năm. Các quốc gia châu Á có sử dụng lịch âm như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,… khá coi trọng năm nhuận vì họ có những ngày lễ hội trọng đại theo Âm lịch.
Năm nhuận là gì?
Trong tiếng Anh, năm nhuận có nghĩa là “leap year”. Năm nhuận là năm:
- Theo dương lịch thì năm nhuận là năm chứa một ngày dư ra, ngày dư ra đó là ngày 29/2.
- Theo âm lịch thì năm nhuận là năm chứa tháng thứ 13, tức là dư ra một tháng.
Để đảm bảo đồng bộ việc lặp lại của năm trên lịch với năm thiên văn hay năm thời tiết. Trong trường hợp dương lịch thì các mùa và các sự kiện thiên văn không lặp lại chính xác sau một số nguyên các ngày, vì thế năm dương lịch cứ sau một khoảng thời gian nhất định phải thêm vào một ngày để đảm bảo việc chỉnh lại các sai số do làm tròn năm.
Trong trường hợp âm dương lịch như lịch Trung Quốc thì do một chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất là khoảng 29,53 ngày nên một năm âm lịch chỉ có khoảng 354 ngày (làm tròn). Do vậy, cứ sau một vài năm âm lịch thì người ta phải bổ sung một tháng (tháng nhuận) để đảm bảo năm âm lịch tương đối phù hợp với chu kỳ của thời tiết, là yếu tố phụ thuộc vào chu kỳ quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Khái niệm năm nhuận không nên nhầm lẫn với các giây nhuận (dùng để đảm bảo cho thời gian của đồng hồ đồng bộ với ngày).
Năm nhuận có bao nhiêu ngày?
Theo lịch dương, một năm sẽ có đúng 365 ngày và 6 giờ. Để lấy một số nguyên, chúng ta có thể nói rằng có 366 ngày trong một năm nhuận. Và cứ sau 4 năm dương lịch sẽ có một năm nhuận.
Theo âm lịch, một năm nhuận sẽ bao gồm 13 tháng. Theo Mặt Trăng, một năm nhuận âm lịch sẽ có 354 ngày; Số ngày trong năm âm lịch ít hơn dương lịch khoảng 11 ngày. Do đó cứ 3 năm liền sẽ ngắn đi 33 ngày so với dương lịch dài hơn một tháng
Có 365 ngày trong một năm không nhuận. Trong đó tháng 2 bình thường có 28 ngày. Theo đó, nếu năm có số ngày tăng (tính theo dương lịch) hoặc năm có số tháng tăng (tính theo âm lịch) thì được xếp vào năm nhuận.
Cách tính năm nhuận theo dương lịch
Năm dương lịch được tính bằng đơn vị thời gian trái đất quay một vòng quanh mặt trời.
Một vòng quay của trái đất quanh mặt trời hết 356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. Để tiện tính toán, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch. Do trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Vì 365 không chia hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày.
Như vậy mỗi năm sẽ dư 5 giờ 48 phút 46 giây. Trong 4 năm liền, số dư đó cộng lại xấp xỉ một ngày, và một ngày đó được cộng vào tháng 2 của năm thứ tư. Năm thứ tư ấy gọi là “năm nhuận”, có 366 ngày. Tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày, ngày thứ 29 ấy gọi là “ngày nhuận”.
Ví dụ: Năm 2024 chia hết cho 4 thì năm 2024 là năm nhuận.
Cách tính năm nhuận theo âm lịch
Năm âm lịch được tính bằng chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng (mặt trăng còn được gọi là sao “Thái âm”). Người xưa phát hiện ra mặt trăng tròn khuyết rất có quy luật, bình quân mỗi lần mặt trăng tròn khuyết là 29,53 ngày. Họ đã lấy khoảng thời gian đó làm đơn vị đo thời gian và gọi là “tháng”. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày. Một năm âm lịch có 354 ngày, nó ngắn hơn năm dương lịch đến 11 ngày. Vậy cứ 3 năm lại ngắn hơn 33 ngày (hơn 1 tháng).
Để âm lịch vừa chỉ được tuần trăng, vừa không sai lệch nhiều với thời tiết của 4 mùa, thì cứ 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng nhuận để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau nhiều. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ, năm âm lịch vẫn chậm hơn so với năm dương lịch. Người ta khắc phục tình trạng trên bằng cách là cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.
Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng dương lịch, tương ứng với 235 tháng âm lịch, thừa 7 tháng so với năm dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.
Hoặc đơn giản hơn, cách tính năm nhuận theo âm lịch như sau lấy số năm chia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0; 3; 6; 9 hoặc 11; 14; 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận.
Ví dụ: Năm 2023 là năm nhuận âm lịch vì 2023 chia cho 19 dư 9.
Bài viết trên đã cung cấp cho chúng ta những kiến thức hữu ích về năm nhuận là gì, một năm nhuận có bao nhiêu ngày và cách kiểm tra năm nhuận dương, năm nhuận âm như thế nào.